LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO THEO GƯƠNG BÁC HỒ

SportCommunity | Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ kính yêu của Đảng và Nhân dân Việt Nam – Người được thế giới tôn vinh là Ngọn cờ đầu của Phong trào giải phòng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới. Những đóng góp quan trọng của Người trong các lĩnh vực Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa lâu đời của Nhân dân Việt Nam. Trên cương vị là người đứng đầu nhà nước Bác luôn quan tâm, lãnh đạo sự nghiệp thể dục, thể thao (TDTT). Người nói rằng Thể dục, Thể thao là một công tác cách mạng trong những công tác cách mạng khác. Dù bận trăm công, nghìn việc nhưng hằng ngày Người duy trì chế độ tập luyện thường xuyên – Đây là hình mẫu, là tấm gương sáng ngời của phong trào tự rèn luyện thân thể, với câu nói nổi tiếng Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Với lời kêu gọi: “Tôi mong rằng đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập và điều này đã thành nếp sinh hoạt của Người.

Tháng 1 năm 1941, Bác Hồ trở về hoạt động trong nước và ở tại hang Pắc Pó (Cao Bằng). Công việc được Người chú trọng là chuẩn bị những điều kiện để rèn luyện sức khỏe, cho dù là giản đơn, đó là đắp một nền đất, căng một sợi dây… để tự tập thể dục buổi sáng. Ở tuổi 60, Người vẫn có thể đi bộ 50, 60km một ngày. Trong những năm kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, Người thường xuyên dành thời gian tập luyện thể thao với cán bộ, chiến sỹ. Những bức ảnh ghi lại các hoạt động tập luyện nhu quyền, dưỡng sinh, đánh bóng chuyền, bơi lội khiến chúng ta càng cảm động và khâm phục sự rèn luyện của Người.

Bác dạy việc luyện tập thể dục là để bồi bổ sức khỏe, việc này là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân yêu nước; muốn dân giàu, nước thịnh thì mọi người phải mạnh khỏe. Nên phải tự giác, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Đây là phương hướng để ngành Thể dục, Thể thao phấn đấu tổ chức, vận động, xây dựng phòng trào thể dục, thể thao quần chúng rộng khắp trên toàn quốc.

Bác Hồ tập luyện võ thuật, bóng chuyền, bơi 

Đối với thanh, thiếu niên, người chủ tương lai của đất nước Bác rất chú ý khuyên dạy việc tự rèn luyện thân thể. Trong bức thư gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu ngày 15/9/1945, Người viết: “ Hôm nay các cháu tha hồ mà vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các cháu ra sức học tập (Tất cả các cháu đã biêt chữ quốc ngữ chưa? cháu nào chưa biết thì phải học cho biết) phải siêng tập thể dục cho mình mẩy được nở nang”. Tối ngày 26 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khai mạc Đại hội Thanh niên Hà Nội. Tại đây, “Lễ hội thanh niên vận động” đã được phát động và Ban Tổ chức đã mời Người châm ngọn lửa phát động phong trào “Khỏe vì nước”. Từ Hà Nội, phong trào này đã lan tỏa ra cả nước.

Chúng ta có thể khẳng định, Bác Hồ, không chỉ là người khai sinh ra ngành Thể dục, Thể thao cách mạng Việt Nam, mà còn là người khởi xướng phong trào thể dục quần chúng với khẩu hiệu cách mạng “Khỏe vì nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, muốn làm chủ nhân tương lai của đất nước phải rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập văn hóa, kỹ thuật chuyên môn, đồng thời phải rèn luyện sức khỏe và thể chất, có khỏe mạnh mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ vào những công việc ích nước lợi dân. Ngày 02/11/1956 trong bức thư gửi Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam, Bác viết: “Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, khỏe mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những công việc ích nước, lợi dân”. Từ năm 1958, Người đã chỉ đạo Ủy ban Thể dục, Thể thao Trung ương phát động phong trào Thể dục, vệ sinh trong học sinh, sinh viên toàn miền Bắc. Để rèn luyện sức khỏe, sẵn sàng tham gia cách mạng, Người đã chỉ đạo việc tổ chức phong trào tập luyện 5 môn thể thao vũ trang kết hợp chạy, nhảy, bơi, bắn, võ với khẩu hiệu Khỏe để sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khắp các địa phương trên miền Bắc các hoạt động thể dục thể thao vẫn được duy trì thường xuyên. Khẩu hiệu “Khỏe để lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đối với học sinh, sinh viên học chuyên ngành thể dục, thể thao – những cán bộ thể dục, thể thao trong tương lai, Bác căn dặn học thể dục, thể theo để đem hiểu biết của mình hướng dẫn Nhân dân tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.

Thể Dục Thể Thao Theo Gương Bác Hồ

Nếu như trước đây, việc trẻ chơi thể thao chỉ được coi là để giải trí, thậm chí còn bị cha mẹ cấm đoán vì muốn con dành thời gian cho việc học thì ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những ông bố, bà mẹ ngồi trên khán đài với nụ cười tự hào, hạnh phúc khi nhìn con thấm đẫm mồ hôi thỏa sức tham gia các hoạt động thể thao như giải Bóng đá học đường, Hội khỏe Phù Đổng, Giải bóng rổ, Giải Vivonam, Giải bơi lội, Trại hè Năng Lượng hay Ngày hội Đi bộ… Vì sao lại có sự thay đổi này? Lý do đơn giản vì chính cha mẹ đã nhận thấy những lợi ích tuyệt vời mà những giải thể thao học đường này mang lại cho con em mình.

Không thể phủ nhận độ phủ sóng rộng lớn của phong trào thể thao học đường tại các trường học trên khắp cả nước trong những năm qua. Đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp các học sinh đang chơi bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, đá bóng… với tinh thần thích thú, hăng say. Việc giúp trẻ có được tinh thần đam mê thể thao trước hết là vì các giải thể thao học đường – nằm trong chương trình Năng động Việt Nam rất đa dạng các môn thể thao, phù hợp với nhiều nhóm tuổi, trẻ nào cũng tìm được môn thể theo phù hợp với mình, từ đó giúp tạo sự kết nối và tạo thói quen vận động, rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất cho trẻ. 

Bên cạnh việc tạo cho trẻ thói quen chơi thể thao thường xuyên, khi các giải thể thao học đường được đưa vào trường học cũng giúp các em có giờ giáo dục thể chất hợp lý, đúng nghĩa và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Thêm nữa, việc trẻ được chơi các môn thể thao ở trường cũng giúp phụ huynh không còn phải đau đầu tìm kiếm sân chơi thể thao lành mạnh cho con. Có thể khẳng định các giải thể thao học đường là hoạt động không thể thiếu trong các trường học. Cho đến bây giờ, các giải thể thao học đường dần trở thành những sự kiện đáng mong chờ của các em học sinh trong mỗi năm học. Vì niềm đam mê thể thao, hầu hết các em đã tự biết sắp xếp cân bằng thời gian học thật tốt để thuyết phục bố mẹ cho mình theo đuổi môn thể thao yêu thích, có những bé đã đổi thời gian chơi game, xem tivi giải trí thay bằng việc chơi thể thao đều đặn mỗi ngày và cũng từ niềm đam mê này, các em đã quyết tâm chăm chỉ tập luyện để đạt thành tích tốt hơn cho những mùa giải sau… Đó là những giá trị tích cực mà các giải thể thao học đường đã âm thầm mang lại cho thế hệ trẻ em Việt suốt những năm qua.

Facebook
Twitter
LinkedIn

Latest Post

Đăng ký học kỳ thể thao

Chương trình đào tạo được thiết kế toàn diện tập trung vào sự phát triển về giáo dục thể chất, tinh thần và xã hội.